Ứng dụng

Tìm hiểu về nhạc Lossless

Khái niệm cơ bản
Lossless là một thuật ngữ được các audiophiles nhắc tới rất nhiều khi nói về chất lượng nguồn nhạc. Vậy nhạc Lossless là gì và nó khác gì với những bản Mp3 thông thường, bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ.
Theo ngưỡng nghe của tai người là từ 20Hz – 20kHz, những dải âm thanh với tần số thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này thì tai người không thể nghe thấy và dĩ nhiên là chúng sẽ được loại bỏ để giảm nhẹ dung lượng cho một bài nhạc. Đây là phương pháp nén mất dữ liệu lossy. Nén mất dự liệu là việc nén và cắt giảm đi một phần tín hiệu không cần thiết để hạ thấp dung lượng bài nhạc. Việc nén mất dữ liệu có thể giảm đến 10 lần dung lượng của một bài hát. Các định dạng lossy chúng ta thường gặp đó là MP3, WMA, OGG, ATRAC, MPC, v.v…
Một ví dụ cho việc nén mất dữ liệu – lossy compression đó là định dạng MP3. Ở định dạng MP3 320kbps, dung lượng của một bài nhạc khoảng trên dưới 10MB. Nếu chúng được nén tiếp xuống chỉ còn 128kbps, dung lượng của chúng chỉ còn 3-4MB.

Việc nén không bảo toàn dữ liệu giúp cho việc chia sẻ âm nhạc một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm được tài nguyên lưu trữ. Tuy nhiên điều này đã khiến những bản nhạc trở nên tồi tệ hơn bản gốc. Những bản nén không bảo toàn dữ liệu chỉ giữ lại được những phần âm thanh chính còn các chi tiết nhỏ đã bị lược bỏ hoặc bù vào bằng các tín hiệu phục hồi nhưng gần như lại khiến bản nhạc càng trở nên tệ hơn. Với những người chơi âm thanh thì lossy là một thảm họa đối với các bản nhạc. Và giải pháp cho họ đó là những bản nén bảo toàn dữ liệu – lossless compression.
Nếu chúng ta muốn gửi nhiều file cho một ai đó, chúng ta có thể nén nó lại dưới dạng file Rar hoặc Zip. Khi người nhận có được file nén kia, họ có thể giải nén và nhận lại trọn vẹn những file nhỏ ở trong mà không thất thoát đi đơn vị dữ liệu nào. Đây được gọi là nén bảo toàn dữ liệu – lossless compression.

Trong âm thanh, việc nén bảo toàn dữ liệu dựa trên việc tìm ra những đoạn tín hiệu có giống nhau và thu gọn chúng lại. Ví dụ aaaaa = a x 5. Việc tối ưu mã hóa giúp độ lớn dữ liệu được thu gọn mà dữ liệu không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhược điểm của dạng nén lossless đó là tỷ lệ nén rất thấp, chỉ thu gọn được khoảng 30% kích thước dữ liệu mà thôi.

Ưu nhược điểm
- Định dạng MP3: Có lẽ vẫn là định dạng phổ biến nhất hiện nay vì tuổi đời cũng thói quen của người dùng. Đối với những nước như Việt Nam thì MP3 còn phổ biến hơn nữa vì các file MP3 dễ dàng chia sẻ trên các trang nghe nhạc mà không dính đến vấn đề quản lý bản quyền DRM (Digital rights management). Tuy nhiên nếu chọn file Mp3 để lưu trữ thì mình khuyên anh em nên chọn luôn Mp3 320kbps vì thực tế dung lượng không cao hơn là bao.

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Dung lượng nhỏ gọn
· Tương thích với hầu hết các thiết bị

Khuyết điểm:
· Chất lượng lộn xộn

- Định dạng AAC: Nhiều người thường lầm lẫn giữa AAC và M4a, thực chất M4a là con của AAC. Với mục đích ra đời nhằm nâng cao chất lượng âm thanh hơn so với Mp3 ở cùng một mức sample rate, cũng như để đảm bảo vấn đề bản quyền nhạc số, AAC cuối cùng đã chính thức thay thế cho định dạng Mp3 xưa cũ.

Ưu điểm:
· Chất lượng âm thanh tốt hơn Mp3
· Có thể quản lý bằng DRM
· Hỗ trợ 48 kênh âm thanh

Khuyết điểm:
· Chưa phổ biến được như mp3
· Bị mã hoá nên khó chia sẻ

- Định dạng WAV: là định dạng file được phát triển bởi Microsoft và nó gắn liền với windows, có lẽ vì vậy mà WAV phổ biến hơn so với AIFF.

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Hỗ trợ bởi nhiều thiết bị

Khuyến điểm:
· khó khăn trong việc add tag

- Định dạng AIFF: ngược lại là định dạng được phát triển bởi Apple, định dạng này ngày càng phổ biến hơn nhờ vào số lượng người dùng đồ Apple ngày một tăng. Ngoài ra việc có thể add tag giúp người dùng có thể quản lý thông tin rõ ràng cũng là lợi điểm giúp định dạng này ngày một phổ biến hơn

Ưu điểm:
· Có tag dễ quản lý

Khuyết điểm:
· Chưa phổ biến bằng WAV

- Định dạng FLAC:
là định dạng rất phổ biến khi người ta nói đến nhạc lossless, chính vì vậy mà số lượng phần mềm cũng như phần cứng hỗ trợ định dạng này rất dễ tìm kiếm. Nếu bạn có nhiều thiết bị khác nhau thì mình nghĩ nên lưu trữ FLAC hơn là AIFF

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Có hỗ trợ integrated error checking
· Dung lượng nhỏ hơn AIFF

Khuyết điểm:
· Không có DRM

- Định dạng ALAC
: do sự hậu thuận của Apple nên ngày càng phát triển hơn, một số người thì đánh giá ALAC nghe tốt hơn FLAC nhưng cá nhân mình nghĩ rất khó phân biệt. Nếu bạn là một tín đồ của nhà Táo thì mình nghĩ cứ dùng ALAC là chuẩn cơm mẹ nấu.

Ưu điểm:
· Có DRM
· Sử dụng tốt với iDevices

Khuyết điểm:
· Nhiều thiết bị không hỗ trợ
· Không có integrated error checking
TH

Thông tin website

Chuyên trang Bản tin khoa học công nghệ.
Thực hiện : Phòng Khoa học - Công nghệ, Trung Tâm CNTT, BộVăn hoá,Thể thao & Du lịch.
Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc.

Địa chỉ: Ngõ 2 số 20, Vân Hồ, Hoa Lư, Hà Nội;
Tel: 0243 9745845
Email: khoahoccongnghe@cinet.gov.vn
Ghi rõ nguồn khi phát lại thông tin từ website này.

Liên hệ Tòa soạn