Chuyện bên lề

Nhà khoa học tạo ra cừu Dolly vừa qua đời

Keith Campbell (Ảnh: Guardian)
(KHCN) - Keith Campbell bắt đầu nghiên cứu phương pháp nhân bản vô tính động vật tại Viện Roslin từ năm 1991. Kết quả sau các thí nghiệm là sự ra đời của chú cừu Dolly, con vật đầu tiên được sinh ra từ một tế bào vú trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân.

Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó dược tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland.

Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ.

Việc lần đầu tiên nhân bản thành công cừu Dolly ngay lập tức trở thành đề tài thu hút những dư luận trái chiều của khoa học và công chúng khắp thế giới lúc bấy giờ. Nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trong khi số khác lại tỏ ra giận dữ vì cho rằng công trình vi phạm đạo đức và tính nhân văn.
Năm 2003, cừu Dolly đã qua đời vì bệnh phổi, căn bệnh rất phổ biến của loài cừu. Các nhà khoa học đã kiểm chứng và xác nhận Dolly bị bệnh do các nguyên nhân tự nhiên chứ không phải là do trục trặc trong quá trình nhân bản.

Sau sự ra đời của Dolly, Campbell tiếp tục nhân bản thành công lợn và cừu. Năm 1999, ông gia nhập trường Đại học Nottingham. Tại đây ông tiếp tục nghiên cứu quá trình nhân bản. Ông đặc biệt quan tâm hỗ trợ sinh sản của cả động vật và con người. Campell đã nghiên cứu phát triển công nghệ sinh sản động vật ở trang trại để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi và duy trì an ninh lương thực.

Campbell cũng sớm nhận thấy khả năng đặc biệt có thể phát triển thành mọi loại tế bào trong đó có tế bào máu, cơ và thần kinh của bào gốc từ phôi thai.
Campbell sống cùng hai con gái, Claire và Lauren.

TH
Ý kiến bình luận của bạn đã được gửi!
Bật chế độ gõ tiếng Việt
Bình luận của bạn Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.

Thông tin website

Chuyên trang Bản tin khoa học công nghệ.
Thực hiện : Phòng Khoa học - Công nghệ, Trung Tâm CNTT, BộVăn hoá,Thể thao & Du lịch.
Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc.

Địa chỉ: Ngõ 2 số 20, Vân Hồ, Hoa Lư, Hà Nội;
Tel: 0243 9745845
Email: khoahoccongnghe@cinet.gov.vn
Ghi rõ nguồn khi phát lại thông tin từ website này.

Liên hệ Tòa soạn