(KHCN) - Mỗi phương thức lưu trữ và truyền dữ liệu số đều có những đặc điểm khiến thông tin có khả năng bị xóa, lấy cắp hay phá hủy. Công sức hàng năm trời có thể bị phá hủy trong giây lát do bị lấy cắp, do một một giây bất cẩn, do bị tịch thu phần cứng hay đơn giản chỉ vì bản thân công nghệ lưu trữ kỹ thuật số tiềm ẩn nguy cơ.
Có một câu nói phổ biến trong giới chuyên gia hỗ trợ máy tính là "Không có câu hỏi là có bao giờ dữ liệu của bạn bị mất không; chỉ có câu hỏi là điều đó xảy ra vào lúc nào". Vì vậy, khi điều này xảy đến với bạn, điều quan trọng nhất là bạn đã có trong tay bản dự phòng và một phương thức đã được thử nghiệm chắc chắn để thực hiện việc khôi phục. Ngày mà bạn được nhắc nhở về tầm quan trọng của bản sao lưu dữ liệu thì thường là ngày hôm sau bạn sẽ cần dùng đến nó.
Mặc dù là một trong những thành phần cơ bản nhất của bảo mật điện tử, việc xây dựng một chính sách sao lưu dự phòng có hiệu quả không phải đơn giản. Việc này có thể là một vấn đề phức tạp vì nhiều lý do: nhu cầu lưu trữ dữ liệu gốc và dữ liệu sao lưu tại những địa điểm khác nhau về mặt vật lý, tầm quan trọng của việc bảo đảm bí mật thông tin, và khó khăn trong việc quản lý việc chia sẻ dữ liệu giữa nhiều người dùng đang sử dụng những thiết bị lưu trữ lưu động của riêng họ. Ngoài những phương cách sao lưu và khôi phục dữ liệu, bài viết này cũng giới thiệu hai công cụ chuyên dùng, Cobian Backup và Undelete.
Xác định và tổ chức dữ liệu của bạn
Trong khi việc thực hiện những bước chuẩn bị để ngăn ngừa thảm họa bằng cách đảm bảo thông tin của bạn được an toàn, không nhiễm các phần mềm độc hại và được bảo vệ bởi một tường lửa tiên tiến cùng những mật khẩu mạnh, nếu chỉ có vậy vẫn chưa đủ. Đơn giản chỉ vì có quá nhiều điều có thể xảy ra, bao gồm tấn công của vi rút, tin tặc, chập điện, mất điện, bị đổ nước vào, bị mất trộm, tịch thu, nhiễu từ, hệ thống bị lỗi và phần cứng hỏng, chỉ là vài ví dụ. Chuẩn bị trước khi có sự có xảy ra là cũng quan trọng như là ngăn chăn nó xảy ra vậy.
Việc đầu tiên để xây dụng chính sách dự phòng là hình dung xem tất cả những dữ liệu cá nhân và công việc của bạn hiện đang được lưu trữ ở đâu. Lấy ví dụ thư điện tử của bạn có thể được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, trong máy tính hay là cả hai nơi cùng một lúc. Và đương nhiên là bạn có thể có nhiều tài khoản thư điện tử. Tiếp theo, có những tài liệu quan trọng trên máy tính bạn sử dụng, có thể là ở nhà hay ở văn phòng. Có những thông tin liên lạc, thông tin về các cuộc trao đổi và những thiết đặt chương trình cá nhân. Cũng có nhiều khả năng dữ liệu còn được lưu trên các ổ đĩa lưu động như thẻ nhớ USB, ổ cứng cắm ngoài hay đĩa CD, DVD và đĩa mềm. Điện thoại di động của bạn chứa danh sách liên lạc và có thể có những tin nhắn quan trọng trong đó. Nếu bạn có một trang web, nó có thể chứa tập hợp những bài viết của nhiều năm làm việc. Và cuối cùng cũng đừng quên những dữ liệu phi số nữa như sổ sách, nhật ký hay thư từ.
Tiếp theo, bạn cần xác định xem trong những dữ liệu này, đâu là những tệp chính và đâu là những dữ liệu sao lại. Bản dữ liệu chính thường là bản được cập nhật nhất của một hay nhiều tệp và là bản mà bạn sẽ sử dụng mỗi khi muốn thay đổi nội dung. Rõ ràng rằng sự phân chia này không cần thiết cho những dữ liệu chỉ có một bản sao, nhưng lại vô cùng cần thiết cho một số loại dữ liệu. Một tình huống xảy ra sự cố thường gặp là khi chỉ dữ liệu sao lại được sao lưu, và bản chính của dữ liệu thì bị mất hay phá huỷ trước khi những bản sao lại này được cập nhật. Hãy tưởng tượng khi bạn đi du lịch đâu đó một tuần và thực hiện việc cập nhật dữ liệu của một bảng tính mà bạn lưu giữ trong thẻ nhớ USB. Tại thời điểm này, bạn cần nghĩ rằng bản dữ liệu trên ổ USB này là bản chính vì bản sao lưu định kỳ tự động của bản dữ liệu không được cập nhật tại văn phòng bạn sẽ không giúp ích gì.
Hãy cố gắng ghi xuống đâu đó một cách rõ ràng về vị trí xác định cụ thể của tất cả những bản sao chính và bản sao lại của tất cả những loại dữ liệu đã xác định phía trên. Điều này sẽ giúp bạn phân định rõ các nhu cầu và bắt đầu xác định chính sách sao lưu phù hợp. Bảng bên dưới đây chỉ ra một ví dụ rất cơ bản. Tất nhiên danh sách của bạn có thể dài hơn nhiều và có thể gồm nhiều ‘thiết bị lưu trữ’ với nhiều hơn một ‘kiểu dữ liệu’ và nhiều loại dữ liệu khác nhau hiện diện trên nhiều thiết bị.
Bản sao lại
Kiểu dữ liệu |
Bản sao chủ/ bản sao lại |
Thiết bị lưu trữ |
Vị trí |
Tài liệu điện tử |
Bản chính |
Ổ cứng máy tính |
Văn phòng |
Một ít tài liệu điện tử |
Bản sao lại |
Thẻ nhớ USB |
mang theo người |
Chương trình cơ sở dữ liệu (ảnh, liên lạc, lịch, vv) |
Bản chính |
Ổ cứng máy tính |
Văn phòng |
Một ít tài liệu điện tử |
Bản sao lại |
Đĩa CD |
Ở nhà |
Thư điện tử và địa chỉ liên lạc |
Bản chính |
Tài khoản Gmail |
Internet |
Tin nhắn và liên lạc điện thoại |
Bản chính |
Máy điện thoại |
Mang theo người |
Tài liệu văn bản giấy (hợp đồng, hóa đơn, vv.) |
Bản chính |
Trong ngăn kéo |
Văn phòng |
Trong bảng trên, bạn có thể thấy rằng: